Phần mềm kế toán Misa là ứng dụng kết toán được sử dụng rất thịnh hành ngày nay. Những ưu điểm và tính năng của phần mềm này là gì mà thu hút nhiều người đến vậy. Cùng xs24h.org tìm hiểu chi tiết để rõ nhé.
1.Thông tin về phần mềm kế toán Misa
Đây là phần mềm kế toán giúp hỗ trợ trong việc quản lý bán hàng, mua hàng, quản lí quỹ,.. hay hỗ trợ các tổ chức lớn như ngân hàng, kho bạc,…
Ứng dụng này giúp bộ phận kế toán dễ dàng hơn trong việc tính thu chi, tiền lương lương, lợi nhuận, tiền thưởng cho nhân viên… giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian.
2. Lợi ích của phần mềm kế toán Misa
- Có giao diện trực quan và thân thiện với người sử dụng
- Tích hợp phần mềm misa sme.net với ứng dụng misa sme mobile, giúp thông báo các báo cáo tài chính cho chủ doanh nghiệp nắm được tình hình sổ sách kế toán kịp thời, mọi lúc, mọi nơi.
- Phần mềm tự động phát hiện sai sót trên chứng từ, báo cáo, sổ sách tài chính
- Giúp tiết kiệm thời gian xử lý cho công việc, độ chính xác cao
- Giảm tới 80% thời gian, 90% sai sót so với việc làm kế toán thông thường
- Thao tác về lưu, ghi sổ dữ liệu cực tốt.
- Ứng dụng cho phép tạo nhiều CSDL
- Cập nhật một cách liên tục, nhanh chóng các thông tư nghị định mới
- Có khả năng bảo mật rất cao.
>>> Top các phần mềm ghi âm trên máy tính hữu ích nhất
3.Các tính năng tiện ích của phần mềm Misa
Nghiệp vụ quỹ tiền mặt: Ứng dụng hỗ trợ đưa ra các phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt, ngoại tệ… của doanh nghiệp thông qua báo cáo
Nghiệp vụ thủ quỹ: Tự động đối soát giữa Sổ quỹ của Thủ quỹ với Sổ chi tiết tiền mặt tại quỹ của Kế toán để tìm ra sự chênh lệch.
Nghiệp vụ phân tích tài chính: Phần mềm Misa có khả năng cung cấp tức thời biểu đồ phân tích, đưa ra hệ thống báo cáo quản trị chính xác và giúp người dùng nắm bắt các thông tin về sức khỏe cũng như dòng tiền của Doanh nghiệp..
Nghiệp vụ ngân hàng: các chứng từ sẽ tự động đối chiếu để phát hiện chênh lệch. Từ đấy đưa ra được các dự báo dòng tiền cũng như số dư của từng tài khoản về sau
Nghiệp vụ bán, mua hàng: ứng dụng tự động thực hiện hạch toán chứng từ mua hàng từ hóa đơn điện tử đầu vào được xuất từ phần mềm hóa đơn điện tử của các nhà cung cấp phổ biến như: MISA, VNPT, Viettel, BKAV, …
Quản lý hóa đơn: có thể tự tạo mẫu, phát hành, in và sử dụng hóa đơn tuận thủ đúng quy định của thông tư số 39/2014/TT-BTC.
Nghiệp vụ kho: tự động đối soát với Thủ kho để tìm ra sự chênh lệch, xử lý chênh lệch sau kiểm kê.
Nghiệp vụ thủ kho: ứng dụng thực hiện tự động đối soát giữa Sổ kho của Thủ kho và Sổ chi tiết tiền VTHH của Kế toán.
Nghiệp vụ Tài sản cố định: Phần mềm kế toán misa thực hiện tự động tính khấu hao chi tiết đến từng TSCĐ
Nghiệp vụ hợp đồng: ứng dụng thực hiện theo dõi tiến độ của đồng thời nhiều loại hợp đồng bán. Và còn theo dõi công nợ và lãi lỗ, doanh thu, chi phí theo các đối tượng cụ thể là từng hợp đồng, dự án và nhóm hợp đồng.
Nghiệp vụ lương: ứng dụng Misa chấm công cho nhân viên, lập bảng tổng hợp chấm công, theo dõi và tính lương theo thời gian, sản phẩm v.v… theo cơ chế mà doanh nghiệp thiết kế
Ngoài ra còn vô số các nghiệp vụ khác như
- Nghiệp vụ giá thành
- Nghiệp vụ ngân sách
- Nghiệp vụ thuế
- Nghiệp vụ tổng hợp
- Nghiệp vụ công cụ dụng cụ
Trên đâu là những chia sẻ của tin tức công nghệ về phần mềm kế toán Misa, hy vọng rằng qua đây bạn đọc đã nắm được các thông tin hữu ích rồi nhé.